Thứ năm, 24/07/2025 | 23:01 GMT +7

  • Click để copy
Thứ hai- 12:04, 16/12/2024

Những hợp tác xã ‘say mê’ làm nông sản sạch

Say mê làm nông nghiệp tốt, nhiều HTX nông nghiệp ở Tuyên Quang tạo ra những vườn cây xanh tốt, bền vững, khẳng định được giá trị thương hiệu trên thị trường.
Phong trào làm nông nghiệp tốt tại các HTX giúp mở rộng vùng nông sản có giá trị kinh tế cao ở Tuyên Quang. Ảnh: Đào Thanh.

Phong trào làm nông nghiệp tốt tại các HTX giúp mở rộng vùng nông sản có giá trị kinh tế cao ở Tuyên Quang. Ảnh: Đào Thanh.

Hợp tác xã Nông sản hữu cơ Bình Minh xã Tứ Quận, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang thành lập từ năm 2020. Mục tiêu chính của hợp tác xã  là phát triển sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ cây dược liệu, cây ăn quả hữu cơ như đu đủ đực, ổi, ba kích, xạ đen, cà gai leo, cây khôi nhung, hồng xiêm…

Đến nay, hợp tác xã có 4ha vùng trồng đã được chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam về nông nghiệp hữu cơ, bao gồm các cây đu đủ đực, xạ đen, cà gai leo và cây ổi lê.

Sau 4 năm miệt mài theo con đường làm nông nghiệp tốt, hợp tác xã đã có 4 sản phẩm được chứng nhận đạt OCOP 3 sao như, sản phẩm hoa đu đủ đực ngâm mật ong, trà ổi, trà cà gai leo xạ đen và trà sâm hoa đu đủ xạ đen. Đặc biệt, giữa tháng 10 vừa qua, sản phẩm hoa đu đủ đực ngâm mật ong và trà ổi của hợp tác xã đã được xuất khẩu sang thị trường Anh quốc.

Ông Đỗ Thanh Kim, Phó Giám đốc Hợp tác xã nông sản hữu cơ Bình Minh cho biết, chứng kiến những vùng nông sản ngày một thoái hóa, đất bạc màu là điều những nông dân như anh luôn trăn trở và quyết định chọn làm nông nghiệp tốt là hướng đi xuyên suốt của hợp tác xã. Do đó, từ khâu làm đất, bón phân, lựa chọn cây giống và thuốc bảo vệ thực vật luôn được các thành viên thực hiện kỹ lưỡng.

Giờ đây, mỗi lần đi thăm vườn, thấy lòng đất tơi xốp, có nhiều giun, trên thân cây kiến vàng cũng về nhiều anh như được tiếp thêm sức mạnh bởi lựa chọn hướng đi của mình là đúng đắn.

Cũng giống như Hợp tác xã  nông sản hữu cơ Bình Minh, phong trào làm nông nghiệp tốt phát triển mạnh mẽ trong các hợp tác xã nông, lâm nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang. Qua đó đã hình thành được nhiều vùng trồng cam, bưởi, chè, lạc… theo hướng nông nghiệp tốt gắn với bảo vệ môi trường. Sản phẩm nông sản làm ra không chỉ dễ dàng đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn về sao OCOP, về vệ sinh an toàn thực phẩm mà còn được thị trường đón nhận với giá trị cao.

Nổi bật như vùng bưởi rộng 10ha đạt chuẩn hữu cơ của Hợp tác xã rau quả hữu cơ Quang Mừng, xã Bình Xa, huyện Hàm Yên; vùng chè shan tuyết rộng 21ha đạt chuẩn hữu cơ của Hợp tác xã Sơn Trà, xã Hồng Thái, huyện Na Hang; vùng chè đạt chuẩn VietGAP, hữu cơ rộng 50ha của Hợp tác xã chè Sử Anh, phường Mỹ Lâm, thành phố Tuyên Quang…

Nhiều sản phẩm nông sản của các  hợp tác xã có được thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường từ sản xuất nông nghiệp tốt. Ảnh: Đào Thanh.

Nhiều sản phẩm nông sản của các  hợp tác xã có được thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường từ sản xuất nông nghiệp tốt. Ảnh: Đào Thanh.

Chị Nguyễn Thị Huyền, Giám đốc Hợp tác xã rau quả hữu cơ Quang Mừng, xã Bình Xa, huyện Hàm Yên cho biết, trồng bưởi theo tiêu chuẩn hữu cơ, không chỉ giúp khỏe đất, khỏe người mà quả bưởi còn cho chất lượng cao, mã đẹp, ngọt đậm. Đến mùa thu hoạch, các siêu thị, trung tâm thương mại ở những thành phố lớn bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá ổn định từ 18.000 đến 20.000 đồng mỗi quả.

Năm 2020, vườn bưởi đạt tiêu chuẩn hữu cơ và năm 2023 được cấp mã số vùng trồng, là bước ngoặt quan trọng giúp quả bưởi có cơ hội bước vào những thị trường rộng lớn, khó tính nhưng cho giá trị kinh tế cao như thị trường châu Âu.

Hiện nay toàn tỉnh Tuyên Quang có 602 hợp tác xã với 12.759 thành viên, tổng số vốn đăng ký trên 2.300 tỷ đồng. Trong đó, có 458 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, 144 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp.

Ông Lê Hải Nam, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang cho biết, các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, VietGAP ngày càng khẳng định được vị thế của mình bởi họ hiểu được, đây là hành trình cần thiết trên con đường nâng cao giá trị và thương hiệu của nông sản xứ Tuyên. Con đường mở ra nhiều cơ hội mới giúp họ nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống từ thành tựu mà nông nghiệp tử tế và trách nhiệm mang lại.

Đào Thanh

Nông nghiệp xanh trên vùng cát bạc màu

Nông nghiệp xanh trên vùng cát bạc màu

QUẢNG TRỊ Hợp tác xã nông nghiệp Tâm An phát triển nhà màng thứ 2 để trồng rau quả sạch trên vùng cát.

Lào Cai thêm 62 sản phẩm OCOP mới được công nhận

Lào Cai thêm 62 sản phẩm OCOP mới được công nhận

Từ đầu năm đến nay, Lào Cai tổ chức 14 đợt đánh giá OCOP, công nhận thêm 62 sản phẩm mới, vượt 14,8% so với kế hoạch đề ra.

Đưa nông sản Việt lên sàn số: Bán câu chuyện, xây niềm tin, giữ thị trường

Đưa nông sản Việt lên sàn số: Bán câu chuyện, xây niềm tin, giữ thị trường

Thay vì cạnh tranh bằng giá rẻ, nông sản Việt đang tiến vào nền tảng số với câu chuyện truy xuất, minh bạch, tử tế, mang đến giá trị thực cho người tiêu dùng.

Đưa ‘quà quê’ xuất ngoại

Đưa ‘quà quê’ xuất ngoại

Đà Nẵng đang đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm OCOP, từng bước khẳng định giá trị nông sản Việt trên bản đồ thế giới.

Xem Thêm