Thứ sáu, 25/07/2025 | 20:23 GMT +7
Một kho lạnh của Bách Hóa Xanh được kiểm tra hồi Tết Tân Sửu. Ảnh: TL.
Do nhiều chuỗi sản xuất, cung ứng, tiêu thụ bị đứt gãy trong dịch Covid-19, ngành nông nghiệp phải đối mặt với nhiều thách thức. Theo ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), ngay trong tháng 9/2021, các tỉnh Nam Bộ sẽ phải tiêu thụ khoảng 2 triệu tấn lúa, 400.000 tấn trái cây, 250.000 tấn rau, và nhiều loại nông sản khác.
Trong điều kiện các tỉnh, thành phố giãn cách, lưu thông lượng hàng hóa nông sản này không đơn giản. Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP. HCM (FFA) hiến kế: "Hơn một năm nay, chúng tôi đã kiến nghị Thủ tướng và UBND TP. HCM có chính sách mang tính quốc gia để kêu gọi đầu tư xây dựng kho lạnh, kho bảo quản nông sản, lương thực, thực phẩm hiện đại, quy mô lớn".
Với tinh thần, doanh nghiệp chỉ cần cơ chế, chính sách, bà Chi cho rằng, hệ thống kho vận, logistics cần được đẩy mạnh tại Việt Nam - một quốc gia mà nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP. Bà lấy ví dụ, tại nhiều nước sản xuất nông nghiệp lớn, kho lạnh có thể trữ lượng hàng hóa lên tới 6 tháng.
Chủ trương xây kho lạnh cũng được lãnh đạo Bộ NN-PTNT quan tâm từ lâu. Tuy nhiên, nhiều vấn đề cần tính đến khi xây dựng, chẳng hạn: địa điểm, cơ chế hợp tác công tư, và các chính sách về tín dụng.
Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP. HCM (FFA). Ảnh: DN.
Trong buổi toạ đàm "Tìm giải pháp tiêu thụ nông sản: Trước mắt và lâu dài" sáng 4/9, ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND Cần Thơ cũng lưu ý vấn đề này. Thành phố hiện có hệ thống giao thông thuận tiện, nhiều nhà máy sấy lúa và thương lái, doanh nghiệp xuất khẩu. Tuy nhiên, nếu tổ chức chỉ một kho lạnh ở Cần Thơ, những tỉnh xa như Long An, Cà Mau có thể gặp khó khi vận chuyển.
Chưa tìm được phương án cụ thể, nhưng bà Lý Kim Chi nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ thống kho lạnh. Bà cho biết: "Chúng ta sẽ chủ động được nguồn nguyên liệu, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng liên kết chặt chẽ cho chuỗi cung ứng, thúc đẩy ngành lương thực, thực phẩm nói riêng và các ngành sản xuất khác phát triển".
Với đặc thù của ngành lương thực, thực phẩm là các nhà sản xuất đầu cuối phải nhập hàng từ nhiều nhà cung cấp, bà Chi tham mưu thêm về việc đẩy mạnh công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản. Đây là cách giúp cả người bán lẫn người mua vượt qua được vấn đề giãn cách xã hội hiện nay.
"Mỗi địa phương phải nắm được tình hình về tổng nhu cầu sản phẩm từ nông dân, hợp tác xã. Muốn có đầu ra phải nắm chắc đầu vào về số lượng, chất lượng, sản xuất theo tiêu chuẩn gì, thương hiệu, giá cả", bà Chi chia sẻ.
Trong nhịp sống hiện đại, vợ chồng chị Hoanh ở Quảng Ngãi hồi sinh lò đường xưa, giữ hồn quê, gợi ký ức tuổi thơ và tạo điểm nhấn du lịch cộng đồng nông thôn.
HÀ TĨNH Những vườn ổi đạt tiêu chuẩn hữu cơ, VietGAP, đạt chuẩn OCOP cho thu nhập gấp hàng chục lần so với trồng lúa, sản xuất đến đâu thương lái mua tại vườn đến đó.
THANH HÓA 'Làm nông mà cứ tính toán thiệt hơn từng đồng thì khó đi đến đích. Làm nông dù vất vả nhưng tôi thấy vui, thấy có ích cho cộng đồng', chị Hoan nói.
CẦN THƠ Mô hình sử dụng 100% chế phẩm sinh học trong sản xuất lúa tại Cần Thơ giúp giảm phân bón, không cần phun thuốc bảo vệ thực vật, chi phí giảm 10 - 15%.
Thay vì cạnh tranh bằng giá rẻ, nông sản Việt đang tiến vào nền tảng số với câu chuyện truy xuất, minh bạch, tử tế, mang đến giá trị thực cho người tiêu dùng.
Đà Nẵng đang đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm OCOP, từng bước khẳng định giá trị nông sản Việt trên bản đồ thế giới.