Thứ sáu, 25/07/2025 | 05:59 GMT +7
So với năm 2018, năm 2019 số tỉnh, thành xếp hạng tốt về an toàn thực phẩm lĩnh vực nông, lâm, thủy sản giảm 2 đơn vị xuống còn 16. Ảnh: Nguyên Huân.
Kết quả cho thấy, trong năm 2019 có 16 tỉnh thành được xếp hạng vào nhóm triển khai tốt (chiếm khoảng 1/4), như vậy, so với năm 2018, năm 2019 số lượng tỉnh, thành được xếp hạng tốt giảm 2 đơn vị.
Kết quả năm 2019 cũng cho thấy 45 tỉnh thành vào nhóm địa phương triển khai đạt yêu cầu. Cá biệt, có 2 địa phương là tỉnh Đồng Tháp, Bình Dương không thuộc nhóm xếp hạng nào do Bộ NN-PTNT không nhận được hồ sơ tự chấm điểm của hai tỉnh này. Năm 2018, Đồng Tháp thuộc nhóm địa phương triển khai tốt còn Bình Dương thuộc nhóm địa phương triển khai đạt yêu cầu.
Trong nhóm các tỉnh xếp thuộc nhóm triển khai tốt trong quản lý an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản, TP. Hà Nội xếp vị trí số 1 với điểm số 91,5/100.
Các vị trí tiếp theo lần lượt là Bạc Liêu, Nam Định, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Thanh Hóa, Hòa Bình, Quảng Bình, Sóc Trăng, Long An, Hà Nam, Phú Thọ, Tiền Giang, Hà Giang, Đồng Nai, Trà Vinh với điểm trung bình từ 80,5 - 90,5/100.
Đáng chú ý, Lào Cai từ vị trí số 3 với 88 điểm trong năm 2018, thì năm 2019 đã tụt xuống vị trí thứ 46 với 71 điểm. Tức là từ nhóm địa phương triển khai tốt xuống nhóm địa phương triển khai đạt yêu cầu. Cùng Lào Cai, nhiều địa phương khác bao gồm Thừa Thiên - Huế, Quảng Ninh, Lai Châu, Hậu Giang, Hà Tĩnh, Khánh Hòa cũng từ nhóm nhóm địa phương triển khai tốt năm 2018 xuống nhóm địa phương triển khai đạt yêu cầu năm 2019.
QUẢNG TRỊ Hợp tác xã nông nghiệp Tâm An phát triển nhà màng thứ 2 để trồng rau quả sạch trên vùng cát.
Từ đầu năm đến nay, Lào Cai tổ chức 14 đợt đánh giá OCOP, công nhận thêm 62 sản phẩm mới, vượt 14,8% so với kế hoạch đề ra.
Thay vì cạnh tranh bằng giá rẻ, nông sản Việt đang tiến vào nền tảng số với câu chuyện truy xuất, minh bạch, tử tế, mang đến giá trị thực cho người tiêu dùng.
Đà Nẵng đang đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm OCOP, từng bước khẳng định giá trị nông sản Việt trên bản đồ thế giới.