Thứ bảy, 26/07/2025 | 14:20 GMT +7
35 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu tỉnh Quảng Ninh năm 2023 được tôn vinh. Ảnh: Nguyễn Thành.
Trong đợt vinh danh này, tỉnh Quảng Ninh đề cử 53 sản phẩm nông nghiệp, trên cơ sở kết quả thẩm định và bình chọn của Hội đồng, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đã quyết định tôn vinh 35 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu tỉnh Quảng Ninh năm 2023, trong đó có 21 sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm thực phẩm, 4 sản phẩm thảo dược, dược liệu, 9 sản phẩm nhóm sản phẩm đồ uống và 1 sản phẩm nhóm phục vụ nông nghiệp.
Các sản phẩm đều chiếm thị phần lớn trong tỉnh, trong nước, chất lượng cao, mẫu mã, hình thức bao bì đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời các sản phẩm có tính cạnh tranh cao, độc đáo, thân thiện môi trường, định hướng phát triển bền vững, nhiều sản phẩm đã ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, chủ động, tích cực tham gia các sàn thương mại điện tử, cơ bản các sản phẩm đều tham gia chu trình OCOP của tỉnh, đặc biệt có những sản phẩm OCOP 5 sao quốc gia...
Tại lần vinh danh này có nhiều sản phẩm đã có thương hiệu trên thị trường như chè hoa vàng (Ba Chẽ, Hải Hà); miến dong (Bình Liêu); nước mắm sá sùng (Vân Đồn); gạo rươi bắc thơm (Đông Triều); rượu đông trùng hạ thảo, đông trùng hạ thảo khô Phương Thùy, cao Thiên Đông, cao Lạc tiên An thần, rượu mơ Yên tử (thành phố Uông Bí); trứng vịt biển Đồng Rui, ớt chào mào (huyện Tiên Yên);...
Chương trình tôn vinh sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu tỉnh Quảng Ninh năm 2023 đã đạt được mục tiêu tôn vinh các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, có giá trị sử dụng cao, có tiềm năng phát triển sản xuất; động viên, khích lệ sự sáng tạo của người nông dân, các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, chi, tổ Hội nông dân nghề nghiệp trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp.
Ông Đỗ Ngọc Nam, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh phát biểu tại buổi tôn vinh. Ảnh: Nguyễn Thành.
Cùng với đó, tạo sự liên kết, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa nông sản chất lượng cao; xây dựng và khẳng định thương hiệu tham gia mở rộng, phát triển thị trường, đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, cơ cấu lao động ở khu vực nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Phát biểu tại buổi tôn vinh, ông Đỗ Ngọc Nam, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh nhấn mạnh, thời gian tới Quảng Ninh tiếp tục triển khai nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, trong đó sẽ đẩy mạnh hỗ trợ hội viên nông dân phát triển bền vững và nâng cao hiệu quả các mô hình sản xuất, hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác với nhiều hình thức liên kết, hợp tác đa dạng, thu hút nhiều hội viên nông dân tham gia; hình thành chuỗi giá trị trong nông nghiệp, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia.
Trong nhịp sống hiện đại, vợ chồng chị Hoanh ở Quảng Ngãi hồi sinh lò đường xưa, giữ hồn quê, gợi ký ức tuổi thơ và tạo điểm nhấn du lịch cộng đồng nông thôn.
HÀ TĨNH Những vườn ổi đạt tiêu chuẩn hữu cơ, VietGAP, đạt chuẩn OCOP cho thu nhập gấp hàng chục lần so với trồng lúa, sản xuất đến đâu thương lái mua tại vườn đến đó.
THANH HÓA 'Làm nông mà cứ tính toán thiệt hơn từng đồng thì khó đi đến đích. Làm nông dù vất vả nhưng tôi thấy vui, thấy có ích cho cộng đồng', chị Hoan nói.
CẦN THƠ Mô hình sử dụng 100% chế phẩm sinh học trong sản xuất lúa tại Cần Thơ giúp giảm phân bón, không cần phun thuốc bảo vệ thực vật, chi phí giảm 10 - 15%.
Thay vì cạnh tranh bằng giá rẻ, nông sản Việt đang tiến vào nền tảng số với câu chuyện truy xuất, minh bạch, tử tế, mang đến giá trị thực cho người tiêu dùng.
Đà Nẵng đang đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm OCOP, từng bước khẳng định giá trị nông sản Việt trên bản đồ thế giới.