Thứ năm, 24/07/2025 | 20:45 GMT +7

  • Click để copy
Thứ năm- 20:24, 03/04/2025

Phụ nữ Cơ Tu đưa nông sản ‘vượt núi’ nhờ mạng xã hội

Mong muốn đưa nông sản quê hương vượt ra khỏi bản làng, nhiều phụ nữ Cơ Tu đã khởi nghiệp thành công nhờ tận dụng các nền tảng số.

Đường đi mới của nông sản miền núi

Các huyện miền núi Quảng Nam có nhiều lợi thế để sản xuất các loại nông sản chất lượng, cùng với các thổ sản đặc trưng khác. Tuy vậy, từ trước đến nay, hàng hóa chỉ tiêu thụ loanh quanh trong địa phương, chưa được thị trường ngoài huyện, trong tỉnh biết nhiều.

Nhận thấy lợi thế bán hàng rất lớn từ mạng xã hội, năm 2020, chị Hôih Blúi (thôn Agrồng, xã Atiêng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam) đã “tập tành” bán hàng với chiếc điện thoại thông minh. Hàng ngày, chị livestream, quay clip giới thiệu sản phẩm ngay tại vườn hoặc nhà bếp đưa lên mạng Facebook, Zalo…

Không chỉ có các loại nông sản tươi như rau rừng, quả dại, dược liệu, chị Blúi còn giới thiệu cơm lam, thịt gác bếp, cháo bắp, ốc nấu sắn – những món ăn truyền thống vốn chỉ xuất hiện trong dịp lễ hội nay đã trở thành sản phẩm có thể đặt mua qua mạng. 

Chị Lê Thị Lai (thôn Agrồng, xã Atiêng, huyện Tây Giang) livestream bán hàng thổ cẩm của đồng bào Cơ Tu. Ảnh: Lan Anh.

Chị Lê Thị Lai (thôn Agrồng, xã Atiêng, huyện Tây Giang) livestream bán hàng thổ cẩm của đồng bào Cơ Tu. Ảnh: Lan Anh.

“Mình thấy rằng có nhiều món ăn tưởng chừng rất đỗi bình dị, quen thuộc ở đồng bào mình nhưng ở các tỉnh thành khác, những sản phẩm này lại rất xa lạ, khó tìm kiếm. Mình muốn đưa sản vật quê hương tới tay người tiêu dùng khắp các tỉnh thành để họ được trải nghiệm nông sản đúng chuẩn miền núi. Mình quay tất cả quy trình làm, thu mua tận nơi để khách tin tưởng, ngày càng nhiều người đặt mua” chị Hôih Blúi nói.

Không dừng lại ở đó, chị Hôih Blúi còn thường xuyên hướng dẫn cho các chị em trong xã cách để bán hàng trên mạng xã hội cũng như quy trình quay dựng video cơ bản, với mong muốn bất cứ người dân nào cũng có thể tự quảng bá nông sản quê hương. Nhiều chị phụ nữ của huyện Tây Giang đến giờ đã tự tin livestream để quảng bá gạo nếp than, đẳng sâm, cam và sản phẩm từ thổ cẩm đến rộng rãi người xem mạng xã hội. 

"Ban đầu livestream hầu như không có người xem, nhưng sau khi học hỏi cách dẫn dắt, hình ảnh đẹp thì tương tác tăng dần và bắt đầu có người mua sản phẩm", chị Lê Thị Lai (thôn Agrồng, xã Atiêng, huyện Tây Giang) chia sẻ.

Nhận ra hình thức bán hàng trên nền tảng số đang mở ra hướng đi bền vững trong tiêu thụ hàng hóa, chị Alăng Oanh, tổ trưởng tổ hợp tác chăn nuôi heo đen (xã Tà Pơ, huyện Nam Giang, Quảng Nam), cũng đang thay đổi cách bán hàng nhờ chuyển đổi số.

Tập huấn chuyển đổi số cho phụ nữ huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Ảnh: Lan Anh.  

Tập huấn chuyển đổi số cho phụ nữ huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Ảnh: Lan Anh.  

Với hơn 10 thành viên, tổ hợp tác từng chỉ bán heo đen quanh vùng. Nhưng từ khi chị Oanh biết dùng Facebook, Zalo làm “kênh bán hàng chính”, đơn hàng đã đến từ cả Đông Giang, Tây Giang, Hội An và thành phố Đà Nẵng.

“Có người nhắn tin đặt mua cả tháng, có nhà hàng đặt 3-5 con/lần. Họ thấy mình đăng bài thường xuyên, có quy trình nuôi sạch, nên rất tin tưởng”, chị Alăng Oanh thông tin.

Cần trợ lực để nông sản miền núi đi xa

Theo bà Bríu Thị Nem, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Tây Giang, để hỗ trợ người dân làm quen với phương thức bán hàng trực tuyến, trong đó có bán hàng qua kênh livestream, hội đã tổ chức Ngày hội phụ nữ livestream trực tuyến tại xã Bhalêê, thu hút hàng trăm lượt tương tác. Người mua hàng rất thích nông sản miền núi vì chủ yếu là rau, củ, quả sạch được đồng bào canh tác hữu cơ thuận tự nhiên và được mua trực tiếp.

“Thời gian tới chúng tôi khuyến khích Hội Liên Hiệp phụ nữ các xã phát triển nhân rộng kênh bán hàng qua hình thức livestream, từ đó có thể lan tỏa hình ảnh, chất lượng, giá trị sản phẩm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản địa phương. Qua đó, không chỉ nâng cao thu nhập cho chị em mà còn quảng bá văn hóa, giữ gìn nghề truyền thống”, bà Bríu Thị Nem cho hay.

Bà A Rất Thị Hoa, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Nam Giang chia sẻ, gần như 100% xã, thị trấn của huyện Nam Giang nay đã phủ sóng 4G, wifi giúp bà con dễ dàng tiếp cận công nghệ. Hội Phụ nữ huyện đã thành lập gần 100 nhóm Zalo, Facebook với hơn 3.730 thành viên tham gia để trao đổi kinh nghiệm, mua bán sản phẩm, kết nối cung cầu.

Trước đây phải gùi hàng đi chợ, giờ chỉ cần đưa lên mạng là có người đặt mua. Từ đó thu nhập của chị em cũng tăng đáng kể, từng bước cải thiện cuộc sống và tiến đến thoát nghèo ”, bà A Rất Thị Hoa, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Nam Giang nói.

Phụ nữ Cơ Tu ở Quảng Nam tiếp cận với nền tảng số để đưa nông đặc sản miền núi vươn xa. Ảnh: Lan Anh

Phụ nữ Cơ Tu ở Quảng Nam tiếp cận với nền tảng số để đưa nông đặc sản miền núi vươn xa. Ảnh: Lan Anh

Tuy nhiên, để sản phẩm vùng cao thật sự đứng vững trên thị trường, vào được các kênh bán hàng hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi…., cần có những hỗ trợ bước đầu cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số như: Hướng dẫn đóng gói đúng chuẩn, hỗ trợ đăng ký mã QR, mã vạch, xây dựng thương hiệu, đăng ký OCOP hoặc tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. 

Bên cạnh đó, hỗ trợ trong khâu vận chuyển hàng hóa từ miền núi đến điểm tiêu thụ; đẩy mạnh các chương trình kết nối cung cầu các sản phẩm nông sản miền núi Quảng Nam với các đơn vị bán lẻ, chuỗi cửa hàng nông sản sạch..

Lan Anh

Đưa ‘quà quê’ xuất ngoại

Đưa ‘quà quê’ xuất ngoại

Đà Nẵng đang đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm OCOP, từng bước khẳng định giá trị nông sản Việt trên bản đồ thế giới.

Quảng Ngãi tìm cách đưa thương hiệu OCOP vươn xa

Quảng Ngãi tìm cách đưa thương hiệu OCOP vươn xa

Quảng Ngãi hiện có 640 sản phẩm OCOP từ 3 đến 5 sao, đang đặt mục tiêu đẩy mạnh chuyển đổi số, xúc tiến thương mại nhằm đưa sản phẩm vươn xa, nâng tầm giá trị.

Hà Nội phê duyệt bảo hộ nhãn hiệu miến dong Làng So

Hà Nội phê duyệt bảo hộ nhãn hiệu miến dong Làng So

Hà Nội phê duyệt Hội làng nghề miến Làng So đăng ký nhãn hiệu tập thể 'Làng So' để miến dong truyền thống được bảo hộ nhãn hiệu, nâng tầm đặc sản địa phương.

Quảng Ngãi có 2 sản phẩm đạt OCOP 5 sao

Quảng Ngãi có 2 sản phẩm đạt OCOP 5 sao

2 sản phẩm đạt OCOP 5 sao là tỏi của công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Phú Sinh (huyện Lý Sơn) và mạch nha Quảng Ngãi đường Mantoza.

Hà Nội cho phép dùng địa danh Mễ Trì làm thương hiệu đặc sản

Hà Nội cho phép dùng địa danh Mễ Trì làm thương hiệu đặc sản

Hà Nội cho phép phường Mễ Trì đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận 'Cốm Mễ Trì' - đặc sản nổi tiếng gắn với văn hóa ẩm thực Thủ đô.

Mật ong Mù Cang Chải, ngọt thơm hương vị hoa rừng

Mật ong Mù Cang Chải, ngọt thơm hương vị hoa rừng

YÊN BÁI Sản phẩm mật ong Mù Cang Chải được nhiều thực khách ưa chuộng bởi chất lượng tốt, mang hương vị thơm ngọt của các loài hoa rừng tự nhiên trên các đỉnh núi cao.

Đà Nẵng xây dựng câu chuyện sản phẩm OCOP

Đà Nẵng xây dựng câu chuyện sản phẩm OCOP

Đà Nẵng định hướng nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP bằng liên kết chuỗi giá trị từ lợi thế của địa phương, xây dựng câu chuyện sản phẩm và áp dụng công nghệ mới.

Vải thiều Bắc Giang: Thương hiệu nông sản Việt vươn tầm quốc tế

Vải thiều Bắc Giang: Thương hiệu nông sản Việt vươn tầm quốc tế

Vải thiều Bắc Giang đang từng bước khẳng định vị thế nông sản chủ lực, được thị trường trong và ngoài nước tin dùng, mở rộng xuất khẩu tới những thị trường khó tính nhất.

Ngọt ngào mật mía Miền Xanh

Ngọt ngào mật mía Miền Xanh

QUẢNG NGÃI Hành trình khôi phục nghề nấu mật mía của chị Nguyễn Thị Thu Thủy không chỉ gìn giữ hương vị quê nhà mà còn là nỗ lực phát triển kinh tế nông thôn bền vững.

Xác lập kỷ lục 135 món ăn từ trái thanh trà

Xác lập kỷ lục 135 món ăn từ trái thanh trà

VĨNH LONG 135 món ăn chế biến từ trái thanh trà - trái cây đặc sản của thị xã Bình Minh vừa xác lập kỷ lục Việt Nam.

Xem Thêm