Thứ năm, 24/07/2025 | 20:50 GMT +7

  • Click để copy
Thứ ba- 15:47, 28/11/2023

Phiên chợ quảng bá, tiêu thụ nông sản vùng dân tộc thiểu số khó khăn

CAO BẰNG Tỉnh Cao Bằng tổ chức chuỗi phiên chợ giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông sản của vùng đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.

Tỉnh Cao Bằng có 7 huyện và 40 xã biên giới; 124/161 xã, thị trấn thuộc khu vực III (vùng đặc biệt khó khăn). Thời gian qua, từ nhiều nguồn lực, tại những khu vực khó khăn của tỉnh Cao Bằng, người dân, các hợp tác xã từng bước phát triển sản xuất, tạo ra nhiều mặt hàng nông sản, sản phẩm OCOP chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Khai mạc Phiên chợ giới thiệu, quảng bá sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn tỉnh Cao Bằng năm 2023. Ảnh: Kim Thoa. 

Khai mạc Phiên chợ giới thiệu, quảng bá sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn tỉnh Cao Bằng năm 2023. Ảnh: Kim Thoa. 

Tuy nhiên, do địa bàn miền núi, giao thương khó khăn, việc tiêu thụ sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP còn gặp nhiều thách thức.

Từ ngày 25/11 đến ngày 10/12, tỉnh Cao Bằng tổ chức chuỗi phiên chợ giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông sản của vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Chương trình diễn ra 5 phiên chợ: Phiên chợ thứ nhất từ ngày 25 - 26/11 tại TP Cao Bằng; phiên chợ thứ 2 từ ngày 28 - 29/11 tại thị trấn Quảng Uyên (huyện Quảng Hòa); phiên chợ thứ 3 từ ngày 2 - 3/12 tại TP Cao Bằng; phiên chợ thứ 4 từ ngày 6 - 7/12 tại thị trấn Bảo Lạc (huyện Bảo Lạc) và phiên chợ thứ 5 từ ngày 9 - 10/12 tại TP Cao Bằng.

Những phiên chợ này sẽ trưng bày, quảng bá, giới thiệu, xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm nông sản đặc hữu, sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, ẩm thực địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Mỗi phiên chợ có quy mô 18 gian hàng của các doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn. Ngoài ra còn có các doanh nghiệp, hợp tác xã sử dụng lao động trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn, hộ gia đình, cá nhân người dân tộc thiểu số.

Sản phẩm nông sản chất lượng cao tại phiên chợ được người tiêu dùng quan tâm. Ảnh: Ngọc Tú. 

Sản phẩm nông sản chất lượng cao tại phiên chợ được người tiêu dùng quan tâm. Ảnh: Ngọc Tú. 

Chuỗi phiên chợ nhằm thúc đẩy, mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh giới thiệu sản phẩm, kết nối cung cầu, mở rộng chuỗi liên kết.

Hiện nay, tỉnh Cao Bằng có trên 500 cơ sở ngành nghề, làng nghề nông thôn, trong đó có 213 cơ sở chế biến nông sản, thực phẩm; 177 cơ sở chế biến lâm sản; 118 hợp tác xã tham gia sản xuất nông, lâm, thuỷ sản; 7 làng nghề được UBND tỉnh công nhận.

Đến nay, tỉnh Cao Bằng có 97 sản phẩm OCOP (gồm 9 sản phẩm đạt hạng 4 sao và 88 sản phẩm đạt hạng 3 sao).

Sản phẩm OCOP tỉnh Cao Bằng thuộc 5 nhóm gồm, 77 sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm, 10 sản phẩm thuộc nhóm đồ uống, 3 sản phẩm thuộc nhóm dược liệu và sản phẩm từ dược liệu, 4 sản phẩm thuộc nhóm thủ công mỹ nghệ, 3 sản phẩm thuộc nhóm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch.

Tỉnh Cao Bằng phấn đấu đến năm 2025 có 150 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên. Trong đó phấn đấu có 4 đến 5 sản phẩm tiềm năng 5 sao đề nghị trung ương đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP quốc gia.

Sản phẩm OCOP của tỉnh Cao Bằng ngày càng đa dạng, được thị trường chấp nhận. Ảnh: Cổng TTĐT Cao Bằng. 

Sản phẩm OCOP của tỉnh Cao Bằng ngày càng đa dạng, được thị trường chấp nhận. Ảnh: Cổng TTĐT Cao Bằng. 

Trong chiến lược xây dựng sản phẩm OCOP, tỉnh Cao Bằng ưu tiên phát triển sản phẩm gắn với dịch vụ du lịch nông thôn, ít nhất có 40% chủ thể OCOP là hợp tác xã, 30% chủ thể là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Sản phẩm OCOP xây dựng được chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn gắn với vùng nguyên liệu ổn định, ít nhất 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại (hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, sàn giao dịch thương mại điện tử…).

Năm 2023, toàn tỉnh Cao Bằng phấn đấu có thêm 30 sản phẩm OCOP đạt chuẩn 3 sao trở lên. Tỉnh Cao Bằng đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tích cực hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể xây dựng sản phẩm OCOP, tập trung hoàn thiện, nâng cấp những sản phẩm có thế mạnh của từng địa phương.

Ngọc Tú

Đưa ‘quà quê’ xuất ngoại

Đưa ‘quà quê’ xuất ngoại

Đà Nẵng đang đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm OCOP, từng bước khẳng định giá trị nông sản Việt trên bản đồ thế giới.

Quảng Ngãi tìm cách đưa thương hiệu OCOP vươn xa

Quảng Ngãi tìm cách đưa thương hiệu OCOP vươn xa

Quảng Ngãi hiện có 640 sản phẩm OCOP từ 3 đến 5 sao, đang đặt mục tiêu đẩy mạnh chuyển đổi số, xúc tiến thương mại nhằm đưa sản phẩm vươn xa, nâng tầm giá trị.

Hà Nội phê duyệt bảo hộ nhãn hiệu miến dong Làng So

Hà Nội phê duyệt bảo hộ nhãn hiệu miến dong Làng So

Hà Nội phê duyệt Hội làng nghề miến Làng So đăng ký nhãn hiệu tập thể 'Làng So' để miến dong truyền thống được bảo hộ nhãn hiệu, nâng tầm đặc sản địa phương.

Quảng Ngãi có 2 sản phẩm đạt OCOP 5 sao

Quảng Ngãi có 2 sản phẩm đạt OCOP 5 sao

2 sản phẩm đạt OCOP 5 sao là tỏi của công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Phú Sinh (huyện Lý Sơn) và mạch nha Quảng Ngãi đường Mantoza.

Hà Nội cho phép dùng địa danh Mễ Trì làm thương hiệu đặc sản

Hà Nội cho phép dùng địa danh Mễ Trì làm thương hiệu đặc sản

Hà Nội cho phép phường Mễ Trì đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận 'Cốm Mễ Trì' - đặc sản nổi tiếng gắn với văn hóa ẩm thực Thủ đô.

Mật ong Mù Cang Chải, ngọt thơm hương vị hoa rừng

Mật ong Mù Cang Chải, ngọt thơm hương vị hoa rừng

YÊN BÁI Sản phẩm mật ong Mù Cang Chải được nhiều thực khách ưa chuộng bởi chất lượng tốt, mang hương vị thơm ngọt của các loài hoa rừng tự nhiên trên các đỉnh núi cao.

Đà Nẵng xây dựng câu chuyện sản phẩm OCOP

Đà Nẵng xây dựng câu chuyện sản phẩm OCOP

Đà Nẵng định hướng nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP bằng liên kết chuỗi giá trị từ lợi thế của địa phương, xây dựng câu chuyện sản phẩm và áp dụng công nghệ mới.

Vải thiều Bắc Giang: Thương hiệu nông sản Việt vươn tầm quốc tế

Vải thiều Bắc Giang: Thương hiệu nông sản Việt vươn tầm quốc tế

Vải thiều Bắc Giang đang từng bước khẳng định vị thế nông sản chủ lực, được thị trường trong và ngoài nước tin dùng, mở rộng xuất khẩu tới những thị trường khó tính nhất.

Ngọt ngào mật mía Miền Xanh

Ngọt ngào mật mía Miền Xanh

QUẢNG NGÃI Hành trình khôi phục nghề nấu mật mía của chị Nguyễn Thị Thu Thủy không chỉ gìn giữ hương vị quê nhà mà còn là nỗ lực phát triển kinh tế nông thôn bền vững.

Xác lập kỷ lục 135 món ăn từ trái thanh trà

Xác lập kỷ lục 135 món ăn từ trái thanh trà

VĨNH LONG 135 món ăn chế biến từ trái thanh trà - trái cây đặc sản của thị xã Bình Minh vừa xác lập kỷ lục Việt Nam.

Xem Thêm