Thứ năm, 24/07/2025 | 20:49 GMT +7
Trong các loại cây ăn quả ở Tiên Phước (Quảng Nam), đáng chú ý nhất là bòn bon và dâu đất. Dâu đất tuy kém ngon hơn bòn bon song đến mùa, những chùm quả chín sắc hồng tươi bám chi chít trên cành và cả thân cây trông thật hấp dẫn, khiến người ta không thể không muốn nếm thử hương vị loại trái cây rất đỗi bình dân của vùng sơn cước.
Tháng 7 tháng 8 âm lịch, dâu đất vào mùa thu hoạch, trĩu trái trên các nhà vườn ở các địa phương vùng trung du, nhất là Tiên Phước - "thủ phủ" dâu đất ở Quảng Nam. Dâu đất thuộc loại cây thân gỗ, cao 10-20 m. Quả mọc ở thân cây và một số cành to, khi chín có màu đỏ hoặc vàng. Một chùm dâu đất có đến vài chục quả.
Không chỉ thế, vì có tán rộng, có trái màu đỏ khá đẹp và mọc chi chít trên thân giống như sung nên cũng đã có nhiều người mua cả cây mang về trồng làm cảnh trong sân vườn. Là cây "trồng chơi ăn thiệt", nếu được mùa được giá, dâu đất đem lại thu nhập đáng kể cho nhà nông.
Tại huyện Tiên Phước, dâu đất được trồng chủ yếu ở xã Tiên Thọ với khoảng 4.000 cây, nhiều xã khác như xã Tiên Kỳ, Tiên Cảnh, Tiên Hiệp và các xã vùng Sơn - Cẩm - Hà... cũng trồng, bình quân mỗi nhà vườn có thu nhập 15 - 20 triệu đồng từ bán trái dâu đất.
Huyện trung du Tiên Phước là thủ phủ của cây dâu đất Quảng Nam, trung bình mỗi hộ sở hữu một vài cây trồng trong vườn. Dâu đất xưa kia vốn mọc dại trong rừng, người dân ăn thấy vị chua ngọt nên mang về nhà trồng.
Ngày trước, loại cây này không phải phát triển kinh tế nhưng do cha ông trồng để làm bờ rào, bóng mát nên được gìn giữ. Loại cây này mọc tự nhiên nên trồng rất dễ, ít tốn công chăm bón. Loại cây này tán rộng, chiếm diện tích lớn nên trồng xen kẽ với các cây ăn quả khác. Tuy nhiên, bây giờ nhiều người vẫn thu hoạch dâu đất để mang bán với giá 4.000 - 6.000 đ/kg để cải thiện đời sống.
Quả dâu đất phần ruột có vị ngọt và chua. Trung bình mỗi cây dâu đất hái được khoảng hơn 150 kg trái. Với giá cả ổn định hiện nay, mỗi gia đình chỉ cần vài ba cây dâu đất cũng thu được 3 - 4 triệu đồng, có tiền lo chi phí sinh hoạt trong gia đình.
Dâu đất không phải là cây trồng mang lại nguồn thu nhập chính, mà chỉ là loại cây góp phần tăng thu nhập. Nhà nhiều trồng vài chục cây, nhà ít có vài cây trong vườn. Người dân Tiên Phước rất hiếu khách, vào mùa này đến tận vườn tham quan và thưởng thức dâu đất tại chỗ.
Đà Nẵng đang đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm OCOP, từng bước khẳng định giá trị nông sản Việt trên bản đồ thế giới.
Quảng Ngãi hiện có 640 sản phẩm OCOP từ 3 đến 5 sao, đang đặt mục tiêu đẩy mạnh chuyển đổi số, xúc tiến thương mại nhằm đưa sản phẩm vươn xa, nâng tầm giá trị.
Hà Nội phê duyệt Hội làng nghề miến Làng So đăng ký nhãn hiệu tập thể 'Làng So' để miến dong truyền thống được bảo hộ nhãn hiệu, nâng tầm đặc sản địa phương.
2 sản phẩm đạt OCOP 5 sao là tỏi của công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Phú Sinh (huyện Lý Sơn) và mạch nha Quảng Ngãi đường Mantoza.
Hà Nội cho phép phường Mễ Trì đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận 'Cốm Mễ Trì' - đặc sản nổi tiếng gắn với văn hóa ẩm thực Thủ đô.
YÊN BÁI Sản phẩm mật ong Mù Cang Chải được nhiều thực khách ưa chuộng bởi chất lượng tốt, mang hương vị thơm ngọt của các loài hoa rừng tự nhiên trên các đỉnh núi cao.
Đà Nẵng định hướng nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP bằng liên kết chuỗi giá trị từ lợi thế của địa phương, xây dựng câu chuyện sản phẩm và áp dụng công nghệ mới.
Vải thiều Bắc Giang đang từng bước khẳng định vị thế nông sản chủ lực, được thị trường trong và ngoài nước tin dùng, mở rộng xuất khẩu tới những thị trường khó tính nhất.
QUẢNG NGÃI Hành trình khôi phục nghề nấu mật mía của chị Nguyễn Thị Thu Thủy không chỉ gìn giữ hương vị quê nhà mà còn là nỗ lực phát triển kinh tế nông thôn bền vững.
VĨNH LONG 135 món ăn chế biến từ trái thanh trà - trái cây đặc sản của thị xã Bình Minh vừa xác lập kỷ lục Việt Nam.