Thứ năm, 24/07/2025 | 20:45 GMT +7

  • Click để copy
Thứ năm- 20:17, 03/04/2025

Thái Nguyên đặt mục tiêu nâng doanh thu từ chè đạt 1 tỷ USD

Vùng chè Tân Cương sẽ gắn với không gian văn hóa trà cộng đồng, phát triển du lịch, dịch vụ, lấy chè làm trung tâm, làm động lực cho sự phát triển.
Vùng chè trung du của HTX Trà và Du lịch Cộng đồng Tiến Yên, xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên. Ảnh: Quang Linh.

Vùng chè trung du của HTX Trà và Du lịch Cộng đồng Tiến Yên, xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên. Ảnh: Quang Linh.

Người dân gặp khó trong việc mở rộng diện tích

Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Môi trường Thái Nguyên, địa phương này hiện có trên 22,2 nghìn hecta chè, sản lượng búp tươi đạt 273 nghìn tấn, 193 sản phẩm trà được chứng nhận tiêu chuẩn OCOP từ 3 - 5 sao (trong đó có 2 sản phẩm OCOP đạt 5 sao); giá trị sản phẩm trà đạt 13,8 nghìn tỷ đồng. Thái Nguyên đã vươn lên dẫn đầu toàn quốc về diện tích, năng suất, sản lượng, giá trị thu nhập từ cây chè, cũng như giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng chè.

Tuy nhiên, nhu cầu mở rộng diện tích trồng chè của nông dân xứ "đệ nhất danh trà" vẫn là rất lớn, nhất là tại vùng chè Tân Cương (TP Thái Nguyên). Trong đó, việc chuyển đổi diện tích đất lúa xen kẹt kém hiệu quả sang trồng chè chưa thể thực hiện do các vị trí đề nghị chuyển đổi chủ yếu nằm trong quy hoạch khu đô thị phía Tây TP Thái Nguyên.

Theo ông Dương Sơn Hà - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Thái Nguyên, công tác mở rộng diện tích trồng chè còn gặp nhiều khó khăn do một số địa phương phải ưu tiên thực hiện các dự án đầu tư phát triển hạ tầng, đô thị, các khu, cụm công nghiệp theo quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021-2030; quy trình chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng chè vẫn vướng mắc.

“Địa phương đang rà soát, hoàn thiện quy hoạch các vùng sản xuất, đánh giá hiện trạng đất đai, lợi thế phát triển chè để xác lập, quy hoạch các vùng sản xuất chè theo tiêu chuẩn GAP, hữu cơ tạo ra vùng nguyên liệu chất lượng cho chế biến. Đặc biệt, thực hiện quy hoạch các điểm sản xuất chè gắn với du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái.

Thực hiện số hóa các vùng sản xuất chè theo quy hoạch để quản lý, áp dụng đồng bộ quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn. Đồng thời, bảo vệ diện tích trồng chè hiện có và đẩy mạnh mở rộng, phát triển bền vững các vùng sản xuất chè. Trên cơ sở đó các địa phương chủ động xây dựng chỉ tiêu mở rộng quy mô sản xuất và cơ cấu giống chè phù hợp nhu cầu thị trường tiêu thụ để đảm bảo đến năm 2030 diện tích trồng chè trên địa bàn tỉnh đạt 24.500 ha”, ông Dương Sơn Hà cho biết.

Vùng chè HTX Hảo Đạt, xã Tân Cương, TP Thái Nguyên. Ảnh: Quang Linh. 

Vùng chè HTX Hảo Đạt, xã Tân Cương, TP Thái Nguyên. Ảnh: Quang Linh. 

Tại buổi làm việc ở Hợp tác xã chè Hảo Đạt (xã Tân Cương, TP Thái Nguyên) mới đây, ông Trịnh Việt Hùng - Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên cho biết: “Tỉnh Thái Nguyên đặc biệt quan tâm phát triển cây chè và ngành chè, coi đây là cây trồng chủ lực để phát triển kinh tế - xã hội, làm giàu cho người dân. Để cụ thể hóa chủ trương này, Nghị quyết số 11/NQ-TU về phát triển ngành chè Thái Nguyên giai đoạn 2025-2030 đã khẳng định quyết tâm lớn của tỉnh, mục tiêu là nâng doanh thu từ chè đạt 1 tỷ USD”.

Sớm có quy hoạch vùng chè Tân Cương gắn với phát triển du lịch, dịch vụ

Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên đề nghị UBND tỉnh rà soát quy hoạch, đề xuất phương án thực hiện việc mở rộng vùng chè Tân Cương với quy mô từ 20 ha trở lên, kết hợp quy hoạch khu đô thị, không gian văn hóa trà cộng đồng tập trung gắn với phát triển du lịch, dịch vụ, lấy chè làm trung tâm, làm động lực cho sự phát triển.

Diện tích chè áp dụng quy trình sản xuất an toàn tăng nhanh, nhiều tiến bộ khoa học, công nghệ đã được áp dụng như: Sử dụng phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học, công nghệ tưới tiết kiệm nước trong thâm canh chè.

Xứ đệ nhất danh trà có trên 7.000 ha ứng dụng công nghệ (lắp đặt hệ thống tưới nước tự động, bán tự động), chiếm 31,5% diện tích chè toàn tỉnh; 5.920 ha được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ (trong đó: Chứng nhận VietGAP 5.788 ha, hữu cơ và GAP khác đạt 132 ha), chiếm 26,6% diện tích chè toàn tỉnh. 62 mã vùng trồng được gắn định vị trên hệ thống toàn cầu GPS để thực hiện theo dõi truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Vùng chè Tân Cương ngày càng chú trọng tới khách hàng trẻ. Ảnh: Quang Linh. 

Vùng chè Tân Cương ngày càng chú trọng tới khách hàng trẻ. Ảnh: Quang Linh. 

Tỉnh Thái Nguyên đang nghiên cứu xây dựng và đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Thái Nguyên” cho sản phẩm chè trên cơ sở nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên. Ứng dụng công nghệ số, thương mại điện tử trong kinh doanh; xây dựng và triển khai hiệu quả các website thương mại điện tử để thúc đẩy quảng bá, mở rộng, tìm kiếm thị trường, tiêu thụ sản phẩm trà và các sản phẩm từ chè Thái Nguyên.

Thái Nguyên sẽ đa dạng hoá các sản phẩm từ chè để đảm bảo cơ cấu giống chè có năng suất, chất lượng cao trên địa bàn toàn tỉnh đến năm 2030 đạt 85-90% tổng diện tích, giống chè trung du đạt 10-15%.

Quang Linh

Đưa ‘quà quê’ xuất ngoại

Đưa ‘quà quê’ xuất ngoại

Đà Nẵng đang đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm OCOP, từng bước khẳng định giá trị nông sản Việt trên bản đồ thế giới.

Quảng Ngãi tìm cách đưa thương hiệu OCOP vươn xa

Quảng Ngãi tìm cách đưa thương hiệu OCOP vươn xa

Quảng Ngãi hiện có 640 sản phẩm OCOP từ 3 đến 5 sao, đang đặt mục tiêu đẩy mạnh chuyển đổi số, xúc tiến thương mại nhằm đưa sản phẩm vươn xa, nâng tầm giá trị.

Hà Nội phê duyệt bảo hộ nhãn hiệu miến dong Làng So

Hà Nội phê duyệt bảo hộ nhãn hiệu miến dong Làng So

Hà Nội phê duyệt Hội làng nghề miến Làng So đăng ký nhãn hiệu tập thể 'Làng So' để miến dong truyền thống được bảo hộ nhãn hiệu, nâng tầm đặc sản địa phương.

Quảng Ngãi có 2 sản phẩm đạt OCOP 5 sao

Quảng Ngãi có 2 sản phẩm đạt OCOP 5 sao

2 sản phẩm đạt OCOP 5 sao là tỏi của công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Phú Sinh (huyện Lý Sơn) và mạch nha Quảng Ngãi đường Mantoza.

Hà Nội cho phép dùng địa danh Mễ Trì làm thương hiệu đặc sản

Hà Nội cho phép dùng địa danh Mễ Trì làm thương hiệu đặc sản

Hà Nội cho phép phường Mễ Trì đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận 'Cốm Mễ Trì' - đặc sản nổi tiếng gắn với văn hóa ẩm thực Thủ đô.

Mật ong Mù Cang Chải, ngọt thơm hương vị hoa rừng

Mật ong Mù Cang Chải, ngọt thơm hương vị hoa rừng

YÊN BÁI Sản phẩm mật ong Mù Cang Chải được nhiều thực khách ưa chuộng bởi chất lượng tốt, mang hương vị thơm ngọt của các loài hoa rừng tự nhiên trên các đỉnh núi cao.

Đà Nẵng xây dựng câu chuyện sản phẩm OCOP

Đà Nẵng xây dựng câu chuyện sản phẩm OCOP

Đà Nẵng định hướng nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP bằng liên kết chuỗi giá trị từ lợi thế của địa phương, xây dựng câu chuyện sản phẩm và áp dụng công nghệ mới.

Vải thiều Bắc Giang: Thương hiệu nông sản Việt vươn tầm quốc tế

Vải thiều Bắc Giang: Thương hiệu nông sản Việt vươn tầm quốc tế

Vải thiều Bắc Giang đang từng bước khẳng định vị thế nông sản chủ lực, được thị trường trong và ngoài nước tin dùng, mở rộng xuất khẩu tới những thị trường khó tính nhất.

Ngọt ngào mật mía Miền Xanh

Ngọt ngào mật mía Miền Xanh

QUẢNG NGÃI Hành trình khôi phục nghề nấu mật mía của chị Nguyễn Thị Thu Thủy không chỉ gìn giữ hương vị quê nhà mà còn là nỗ lực phát triển kinh tế nông thôn bền vững.

Xác lập kỷ lục 135 món ăn từ trái thanh trà

Xác lập kỷ lục 135 món ăn từ trái thanh trà

VĨNH LONG 135 món ăn chế biến từ trái thanh trà - trái cây đặc sản của thị xã Bình Minh vừa xác lập kỷ lục Việt Nam.

Xem Thêm