Thứ sáu, 25/07/2025 | 06:38 GMT +7
Ông Tống Thanh Hải (giữa), Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lai Châu, Trưởng Ban Tổ chức Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2022 chúc mừng Chi hội Chè Lai Châu. Ảnh: T.L.
Trong khuôn khổ các hoạt động tại Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2022, ngày 15/4, Hiệp hội Nông sản tỉnh Lai Châu đã tổ chức Lễ ra mắt Chi hội Chè Lai Châu.
Tỉnh Lai Châu có trên 8.620 ha chè, trong đó có trên 6.000 ha chè kinh doanh, sản lượng chè búp tươi đạt trên 45.000 tấn, tập trung ở Thành phố Lai Châu và các huyện Tam Đường, Tân Uyên, Than Uyên, Sìn Hồ.
Toàn tỉnh hiện có khoảng 20 công ty, hợp tác xã liên kết sản xuất chè với nông dân từ khâu trồng, sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Các đơn vị có nhiều dây chuyền công nghệ tiên tiến, hiện đại.
Nghệ nhân Trần Thị Xuân biểu diễn nghệ thuật pha Bạch trà. Ảnh: T.L.
Các sản phẩm chè của Lai Châu đã xuất khẩu đi các thị trường như Đài Loan, Trung Quốc, Châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ… Ngoài việc xuất khẩu, các doanh nghiệp sản xuất chè cũng đang hướng đến kênh nội tiêu, đưa vào các chuỗi siêu thị lớn.
Trên cơ sở đó, việc thành lập Chi hội Chè Lai Châu là việc làm cần thiết để thương hiệu chè Lai Châu ngày càng vươn xa, mang lại giá trị cao, cũng là cơ hội để các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở chế biến hỗ trợ, thống nhất với nhau trong sản xuất, chế biến sản phẩm chè.
Đà Nẵng đang đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm OCOP, từng bước khẳng định giá trị nông sản Việt trên bản đồ thế giới.
Quảng Ngãi hiện có 640 sản phẩm OCOP từ 3 đến 5 sao, đang đặt mục tiêu đẩy mạnh chuyển đổi số, xúc tiến thương mại nhằm đưa sản phẩm vươn xa, nâng tầm giá trị.
Hà Nội phê duyệt Hội làng nghề miến Làng So đăng ký nhãn hiệu tập thể 'Làng So' để miến dong truyền thống được bảo hộ nhãn hiệu, nâng tầm đặc sản địa phương.
2 sản phẩm đạt OCOP 5 sao là tỏi của công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Phú Sinh (huyện Lý Sơn) và mạch nha Quảng Ngãi đường Mantoza.
Hà Nội cho phép phường Mễ Trì đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận 'Cốm Mễ Trì' - đặc sản nổi tiếng gắn với văn hóa ẩm thực Thủ đô.
YÊN BÁI Sản phẩm mật ong Mù Cang Chải được nhiều thực khách ưa chuộng bởi chất lượng tốt, mang hương vị thơm ngọt của các loài hoa rừng tự nhiên trên các đỉnh núi cao.
Đà Nẵng định hướng nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP bằng liên kết chuỗi giá trị từ lợi thế của địa phương, xây dựng câu chuyện sản phẩm và áp dụng công nghệ mới.
Vải thiều Bắc Giang đang từng bước khẳng định vị thế nông sản chủ lực, được thị trường trong và ngoài nước tin dùng, mở rộng xuất khẩu tới những thị trường khó tính nhất.
QUẢNG NGÃI Hành trình khôi phục nghề nấu mật mía của chị Nguyễn Thị Thu Thủy không chỉ gìn giữ hương vị quê nhà mà còn là nỗ lực phát triển kinh tế nông thôn bền vững.
VĨNH LONG 135 món ăn chế biến từ trái thanh trà - trái cây đặc sản của thị xã Bình Minh vừa xác lập kỷ lục Việt Nam.