Chủ nhật, 27/07/2025 | 16:18 GMT +7
Rất nhiều nông sản an toàn tại miền Bắc được giới thiệu tại Phiên chợ nông sản an toàn Đà Lạt, Lâm Đồng. Ảnh: CR.
Ngoài các sản phẩm OCOP, các gian hàng đều đạt các tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và các nông đặc sản đến từ các vùng, miền, địa phương trong cả nước.
Trong đó, rất nhiều nông sản đến từ miền Bắc như: cam Cao Phong, miến dong, chè san tuyết, trà sa chi, cao cà gai leo, rượu cam, nước cốt cam, nước cam tươi lên men (tỉnh Hòa Bình); Cơm cháy, trà hoa vàng, chè các loại, rượu nếp cổ truyền, tinh bột nghệ, các sản phẩm từ cói, bèo bồng, gốm cổ Bồ Bát, tranh lá Bồ Đề, các sản phẩm thêu ren (tỉnh Ninh Bình); Trà linh chi, trà thảo mộc rau má, linh chi quả thể, khoai gieo Linh Huệ, cà gai leo, cao lạc tiên, cao chè vằng, dầu lạc Trường Thủy (tỉnh Quảng Bình); Miến đao Giới Phiên, gạo séng cù, Bát Tiên trà, Tuyết Sơn trà (tỉnh Yên Bái)…
Đặc biệt, tại phiên chợ có sự xuất hiện của nhiều sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Lâm Đồng, được sản xuất và chế biến theo hướng ứng dụng công nghệ cao, kết tinh từ sự sáng tạo của con người, ưu thế của vùng cao nguyên Langbian huyền thoại, như: canh atiso, cao atiso, trà khổ qua, bột rau, củ, quả; quả hồng Đà Lạt sấy, hồng treo gió; sản phẩm cà phê chất lượng cao, mắc ca, sa chi, trà; nấm linh chi, rượu nấm linh chi, đông trùng hạ thảo, sản phẩm từ mật ong, Gạo nếp, Quýt Đạ Tẻh…
Phiên chợ nông sản an toàn Đà Lạt, Lâm Đồng 2020 thu hút rất nhiều sản phẩm OCOP từ các địa phương. Ảnh: CR.
Ban tổ chức kỳ vọng, thông qua Phiên chợ sẽ kết nối cung cầu theo chuỗi giá trị nông sản giữa các địa phương, doanh nghiệp, hơp tác xã với siêu thị, cửa hàng thực phẩm, hệ thống bán lẻ hiện đại tại các thành phố lớn trong cả nước; Hỗ trợ doanh nghiệp, hơp tác xã phát triển sản xuất, kinh doanh hướng nhiều hơn vào thị trường trong nước với phương châm vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và “Hàng Việt Nam chinh phục người tiêu dùng Việt Nam"; Tuyên truyền, quảng bá thương hiệu, tôn vinh sản phẩm nông lâm thủy sản chất lượng cao, sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, sản phẩm OCOP, từ đó góp phần tác động tích cực đến sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông lâm thủy sản theo hướng bền vững, áp dụng công nghệ cao.
Phiên chợ do Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp phối hợp với Tập đoàn Central Retail tại Việt Nam tổ chức, đã chính thức khai mạc sáng ngày 13/11/2020, và kéo dài liên tục đến hết ngày 15/11/2020, tại siêu thị Big C Đà Lạt (Quảng trường Lâm Viên Đà Lạt, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng).
Đà Nẵng đang đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm OCOP, từng bước khẳng định giá trị nông sản Việt trên bản đồ thế giới.
Quảng Ngãi hiện có 640 sản phẩm OCOP từ 3 đến 5 sao, đang đặt mục tiêu đẩy mạnh chuyển đổi số, xúc tiến thương mại nhằm đưa sản phẩm vươn xa, nâng tầm giá trị.
Hà Nội phê duyệt Hội làng nghề miến Làng So đăng ký nhãn hiệu tập thể 'Làng So' để miến dong truyền thống được bảo hộ nhãn hiệu, nâng tầm đặc sản địa phương.
2 sản phẩm đạt OCOP 5 sao là tỏi của công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Phú Sinh (huyện Lý Sơn) và mạch nha Quảng Ngãi đường Mantoza.
Hà Nội cho phép phường Mễ Trì đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận 'Cốm Mễ Trì' - đặc sản nổi tiếng gắn với văn hóa ẩm thực Thủ đô.
YÊN BÁI Sản phẩm mật ong Mù Cang Chải được nhiều thực khách ưa chuộng bởi chất lượng tốt, mang hương vị thơm ngọt của các loài hoa rừng tự nhiên trên các đỉnh núi cao.
Đà Nẵng định hướng nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP bằng liên kết chuỗi giá trị từ lợi thế của địa phương, xây dựng câu chuyện sản phẩm và áp dụng công nghệ mới.
Vải thiều Bắc Giang đang từng bước khẳng định vị thế nông sản chủ lực, được thị trường trong và ngoài nước tin dùng, mở rộng xuất khẩu tới những thị trường khó tính nhất.
QUẢNG NGÃI Hành trình khôi phục nghề nấu mật mía của chị Nguyễn Thị Thu Thủy không chỉ gìn giữ hương vị quê nhà mà còn là nỗ lực phát triển kinh tế nông thôn bền vững.
VĨNH LONG 135 món ăn chế biến từ trái thanh trà - trái cây đặc sản của thị xã Bình Minh vừa xác lập kỷ lục Việt Nam.