Thứ năm, 24/07/2025 | 21:44 GMT +7
Gạo ruộng rươi là 1 đặc sản của Hài Phòng. Ảnh: Đinh Mười.
Chiều 30/5, thông tin từ UBND TP Hải Phòng cho biết, ông Lê Khắc Nam, Phó Chủ tịch UBND thành phố, đã có ý kiến chỉ đạo giao Sở Du lịch Hải Phòng liên hệ, làm việc cụ thể với Viện Kỷ lục Việt Nam để thực hiện việc đề cử Gạo ruộng rươi Kiến Thụy là đặc sản Hải Phòng tham gia hành trình tìm kiếm và quảng bá TOP đặc sản Việt Nam 2020.
Gạo ruộng rươi đang được xem là 1 đặc sản của Hải Phòng, ngoài thế mạnh là gạo “sạch”, giá trị dinh dưỡng cao, gạo này được đánh giá tốt cho sức khỏe, nhất là những người ăn kiêng. Đây là sản phẩm từ mô hình sản xuất dựa trên môi trường cộng sinh đặc biệt của rươi và cây lúa.
Sản phẩm này được đẩy mạnh sản xuất tại huyện Kiến Thụy từ năm 2017, thóc được sản xuất vào vụ Xuân và vụ mùa hàng năm theo công thức luân canh (Lúa xuân - đất nghỉ - thu rươi; đất nghỉ - lúa mùa - thu rươi). Do đặc thù loài rươi nên lúa trên ruộng rươi hoàn toàn không phân bón hoá học, không thuốc bảo vệ thực vật. Điều kiện sinh trưởng hoàn toàn là hợp chất hữu cơ tự nhiên. Giống lúa chọn lọc khoẻ tự nhiên, do vậy rất được thị trường ưa chuộng. Thông qua việc trồng lúa, sản lượng rươi cũng tăng lên, người dân đồng thời thu được 2 loại đặc sản trên 1 diện tích canh tác cố định.
Năng suất lúa trên ruộng rươi chỉ bằng 1/3 ruộng canh tác thông thường nhưng bù lại giá trị kinh tế cao, từ 55-60.000đ/1kg. Ảnh: Đinh Mười.
Lúa trồng trên ruộng rươi có năng suất không cao, chỉ đạt đạt khoảng 2,7 tấn/ha, bằng 1/3 ruộng canh tác thông thường, nhưng bù lại thu nhập từ rươi gấp 20 lần thu nhập từ lúa. Ngoài lúa, trung bình 1ha ruộng rươi - lúa thu được 300-500kg rươi.
Trao đổi với NNVN, bà Nguyễn Thị Hà, Giám đốc HTX Nông nghiệp Thụy Hương, cho biết: Hiện tại HTX đang có hơn 100ha trồng lúa trên ruộng rươi. Sản phẩm gạo ruộng rươi Kiến Thụy được UBND TP Hải Phòng chọn đề cử là đặc sản Hải Phòng tham gia hành trình tìm kiếm và quảng bá TOP đặc sản Việt Nam 2020 quả thực là điều mà bà Hà và người dân canh tác mô hình này mong chờ.
“Bấy lâu nay sản phẩm tốt như vậy mà không ai quan tâm để nâng tầm gạo ruộng rươi lên thì việc này sẽ giúp cho sản phẩm được nâng tầm, được nhiều người biết đến, không chỉ trong nước mà nhiều nước trên thế giới. Chắc chắn người dân sẽ được lợi và lợi thế của hàng nghìn ha ruộng, đầm đang khai thác rươi sẽ phát huy hết tiềm năng, giá trị", bà Hà chia sẻ.
Hiện tại, Hải Phòng có diện tích đất ngoài đê thích hợp với sản xuất lúa – rươi khoảng 2.000 ha, tập trung chủ yếu tại 4 huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, An Lão, Kiến Thụy. Cũng theo bà Hà, tiềm năng để trồng lúa trên ruộng rươi ở Hải Phòng rất lớn, nhưng chưa triển khai hết. Để bà con quan tâm sản xuất lúa rươi thì sản phẩm này phải được người dân cảm nhận rõ là đặc sản, giá trị kinh tế mang lại phải thật sự khác biệt so với các sản phẩm nông nghiệp khác.
Đà Nẵng đang đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm OCOP, từng bước khẳng định giá trị nông sản Việt trên bản đồ thế giới.
Quảng Ngãi hiện có 640 sản phẩm OCOP từ 3 đến 5 sao, đang đặt mục tiêu đẩy mạnh chuyển đổi số, xúc tiến thương mại nhằm đưa sản phẩm vươn xa, nâng tầm giá trị.
Hà Nội phê duyệt Hội làng nghề miến Làng So đăng ký nhãn hiệu tập thể 'Làng So' để miến dong truyền thống được bảo hộ nhãn hiệu, nâng tầm đặc sản địa phương.
2 sản phẩm đạt OCOP 5 sao là tỏi của công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Phú Sinh (huyện Lý Sơn) và mạch nha Quảng Ngãi đường Mantoza.
Hà Nội cho phép phường Mễ Trì đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận 'Cốm Mễ Trì' - đặc sản nổi tiếng gắn với văn hóa ẩm thực Thủ đô.
YÊN BÁI Sản phẩm mật ong Mù Cang Chải được nhiều thực khách ưa chuộng bởi chất lượng tốt, mang hương vị thơm ngọt của các loài hoa rừng tự nhiên trên các đỉnh núi cao.
Đà Nẵng định hướng nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP bằng liên kết chuỗi giá trị từ lợi thế của địa phương, xây dựng câu chuyện sản phẩm và áp dụng công nghệ mới.
Vải thiều Bắc Giang đang từng bước khẳng định vị thế nông sản chủ lực, được thị trường trong và ngoài nước tin dùng, mở rộng xuất khẩu tới những thị trường khó tính nhất.
QUẢNG NGÃI Hành trình khôi phục nghề nấu mật mía của chị Nguyễn Thị Thu Thủy không chỉ gìn giữ hương vị quê nhà mà còn là nỗ lực phát triển kinh tế nông thôn bền vững.
VĨNH LONG 135 món ăn chế biến từ trái thanh trà - trái cây đặc sản của thị xã Bình Minh vừa xác lập kỷ lục Việt Nam.