Thứ năm, 24/07/2025 | 22:38 GMT +7
Người dân thị trấn Hòa Thuận, huyện Quảng Hòa thu hoạch mía. Ảnh: Công Hải.
Từ bao đời nay, cây mía là cây trồng gắn bó với người dân huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng góp phần không nhỏ trong việc xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Cây mía là cây chịu hạn tốt, dễ chăm sóc, ít mất mùa so với các loại cây trồng khác. Người dân trồng mía ngoài để bán cho Công ty cổ phần Mía đường Cao Bằng còn để ép lấy nước làm đường phên.
Chúng tôi xuống thăm xóm Bó Tờ, thị trấn Hòa Thuận, huyện Quảng Hòa để tìm hiểu về nghề làm đường phên. Đến đầu xóm Bó Tờ, chúng tôi đã thấy khói nghi ngút từ khắp các lò nấu đường phên, mùi thơm ngào ngạt của mật mía tỏa ra khắp cả vùng.
Làng nghề làm đường phên Bó Tờ có lịch sử hàng trăm năm. Ảnh: Công Hải.
Ông Phùng Văn Nguyên, người có kinh nghiệm hơn 20 năm làm đường phên đang cùng 3 người trong gia đình đang tất bật các công đoạn làm đường. Ông Nguyên bộc bạch: Năm nào cũng vậy, cứ vào đầu tháng 10 âm lịch là các hộ dân trong xóm lại tập trung vào vụ ép mía làm đường phên.
Gia đình tôi từ thời các cụ đã nấu đường phên. Nghề làm đường phên là nghề thủ công nhưng không quá khó, đòi hỏi nhiều kỹ thuật cao, chỉ cần chịu khó và có đủ nhân lực thì nhà nào cũng làm được.
Đường phên được cô đặc trên hai chiếc chảo gang to. Ảnh: Trọng Hải.
Sau khi thu hoạch, mía được róc sạch, bỏ phần ngọn rồi cho vào máy ép 2 lần để lấy hết nước mía. Trước đây, mía phải ép bằng chiếc lu gỗ, dùng sức trâu, bò để kéo tốn rất nhiều thời gian. Hiện nay, hộ nào cũng đầu tư máy ép bằng điện nên nhàn hơn, giảm công lao động.
Sau khi ép xong, đổ nước mía vào những chiếc chảo gang to để trên bếp lò. Lò nấu đường phên cao khoảng nửa mét, mỗi lò có 4 bếp thông với nhau. Có 2 chảo dùng để đun sôi nước mía, vừa đun vừa nhẹ nhàng vớt sạch bọt trên bề mặt để nước đường không còn cặn bẩn. Tận dụng bã mía phơi khô làm nguyên liệu đốt lò. Phải điều chỉnh lửa liên tục khi đun. Sau khi nước mía được sôi, múc nước mía sang 2 chiếc chảo bên cạnh để cô đường.
Đổ đường vào khuôn gỗ. Ảnh: Trọng Hải.
Đun tiếp khoảng 4 tiếng đến khi đường cạn hết nước đặc quánh lại là được. Bắc chảo xuống và đợi khoảng 30 - 40 phút cho đường nguội rồi đổ vào khuôn và đảo thật đều tay cho đường tan đều. Tiếp tục để từ 2 - 3 tiếng cho đường khô lại và cắt thành từng miếng, sau đó bọc vào túi nilon hoặc đóng hộp với trọng lượng khoảng 500 gam - 1 kg. Mỗi mẻ đường cho khoảng 60 - 70 kg đường phên, mỗi ngày làm được trung bình từ 2 - 3 mẻ đường phên, giá bán khoảng 25.000 - 30.000 đồng/kg.
Đảo đều tay cho đường tan đều. Ảnh: Công Hải.
Xóm Bó Tờ có lịch sử làm nghề sản xuất đường phên từ những năm 1950. Hiện nay, xóm có hơn 140 hộ, hơn 80 hộ duy trì nghề làm đường phên. Các hộ làm trung bình từ 1 - 5 tấn, nhiều hộ làm với số lượng lớn, mỗi năm sản xuất hơn 10 tấn đường.
Nhờ nghề trồng mía và làm đường phên, cả xóm đa số đều đã thoát nghèo, nhiều hộ có thu nhập trung bình từ vài chục triệu đến hơn 100 triệu đồng/năm. Mỗi năm, toàn huyện ép hơn 6.000 tấn mía, cho hơn 600 tấn đường phên. Đến mùa làm đường phên, xe của các lái buôn đến tận xóm để thu mua đường phên.
Đường phên được cắt thành từng miếng. Ảnh: Trọng Hải.
Với kiến thức, kinh nghiệm có được từ nhiều năm nay, người trồng mía, làm đường phên ở Bó Tờ đã chủ động chăm sóc cây mía, thay đổi giống mía địa phương hay bị bệnh, năng suất thấp sang trồng giống mía ROC10 có khả năng chịu được sâu bệnh, năng suất cao. Hiện nay, 100% hộ dân làm đường phên đều sử dụng giống mía mới và áp dụng phương pháp canh tác, chăm sóc an toàn.
Ông Lưu Quang Long, Trưởng xóm Bó Tờ, Giám đốc Hợp tác xã sản xuất đường phên, chế biến rượu mía Bó Tờ cho biết: Đường phên có ngon hay không ngoài kỹ thuật nấu đường còn do chất lượng mía. Trải qua nhiều thăng trầm, nhưng người dân ở Bó Tờ vẫn gìn giữ và phát triển nghề làm đường phên đến ngày hôm nay, khẳng định vị trí sản phẩm trên thị trường trong và ngoài tỉnh Cao Bằng. Đặc biệt, các khâu chế biến người dân tuân thủ quy định về sản xuất an toàn thực phẩm, không sử dụng hóa chất bảo quản.
Đường phên Bó Tờ được công nhận sản phẩm 3 sao OCOP năm 2020. Ảnh: Hà Cương.
Năm 2020, sản phẩm đường phên Bó Tờ của Hợp tác xã sản xuất đường phên, chế biến rượu mía Bó Tờ đạt sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh. Đường phên Bó Tờ, huyện Quảng Hòa có vị ngọt đậm, thơm ngon, dùng để làm bánh khảo, bánh gai, nhân bánh chưng, bánh bao, chè lam, khẩu sli… Là đặc sản bán rất chạy vào dịp Tết Nguyên đán cổ truyền.
Đà Nẵng đang đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm OCOP, từng bước khẳng định giá trị nông sản Việt trên bản đồ thế giới.
Quảng Ngãi hiện có 640 sản phẩm OCOP từ 3 đến 5 sao, đang đặt mục tiêu đẩy mạnh chuyển đổi số, xúc tiến thương mại nhằm đưa sản phẩm vươn xa, nâng tầm giá trị.
Hà Nội phê duyệt Hội làng nghề miến Làng So đăng ký nhãn hiệu tập thể 'Làng So' để miến dong truyền thống được bảo hộ nhãn hiệu, nâng tầm đặc sản địa phương.
2 sản phẩm đạt OCOP 5 sao là tỏi của công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Phú Sinh (huyện Lý Sơn) và mạch nha Quảng Ngãi đường Mantoza.
Hà Nội cho phép phường Mễ Trì đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận 'Cốm Mễ Trì' - đặc sản nổi tiếng gắn với văn hóa ẩm thực Thủ đô.
YÊN BÁI Sản phẩm mật ong Mù Cang Chải được nhiều thực khách ưa chuộng bởi chất lượng tốt, mang hương vị thơm ngọt của các loài hoa rừng tự nhiên trên các đỉnh núi cao.
Đà Nẵng định hướng nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP bằng liên kết chuỗi giá trị từ lợi thế của địa phương, xây dựng câu chuyện sản phẩm và áp dụng công nghệ mới.
Vải thiều Bắc Giang đang từng bước khẳng định vị thế nông sản chủ lực, được thị trường trong và ngoài nước tin dùng, mở rộng xuất khẩu tới những thị trường khó tính nhất.
QUẢNG NGÃI Hành trình khôi phục nghề nấu mật mía của chị Nguyễn Thị Thu Thủy không chỉ gìn giữ hương vị quê nhà mà còn là nỗ lực phát triển kinh tế nông thôn bền vững.
VĨNH LONG 135 món ăn chế biến từ trái thanh trà - trái cây đặc sản của thị xã Bình Minh vừa xác lập kỷ lục Việt Nam.