Thứ sáu, 25/07/2025 | 11:54 GMT +7

  • Click để copy
Thứ hai- 06:45, 25/12/2023

Vườn rau công nghệ cao của cô gái làng biển

QUẢNG BÌNH Quá trình sản xuất, chị Nhung không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật mà chỉ dùng các biện pháp bẫy côn trùng hoặc sử dụng chế phẩm sinh học, bón phân hữu cơ.

Là một kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh tại một bệnh viện ở Đà Nẵng nhưng chị Mai Hồng Nhung lại luôn có suy nghĩ sẽ trở về quê hương và lập nghiệp trên chính mảnh đất mà mình sinh ra. Ước mơ về một khu vườn trồng đủ các loại rau, củ, quả đã thôi thúc chị về về quê, thuê vùng đất cát trắng tại làng biển Đơn Sa (phường Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) để thỏa sức với đam mê và phát triển kinh tế gia đình.

Một khu trồng dưa lưới trong nhà màng công nghệ cao của chị Mai Hồng Nhung tại phường Quảng Phúc (thị xã Ba Đồn, Quảng Bình). Ảnh: Tâm Phùng.

Một khu trồng dưa lưới trong nhà màng công nghệ cao của chị Mai Hồng Nhung tại phường Quảng Phúc (thị xã Ba Đồn, Quảng Bình). Ảnh: Tâm Phùng.

Chị Nhung bảo, ban đầu thật khó. Không chút kiến thức về trồng trọt, chưa một lần cầm cuốc trồng rau hay xới đất làm cỏ, nhưng với niềm đam mê về quê và được tự tay trồng ra những sản phẩm sạch phục vụ bà con trong cuộc sống hằng ngày đã cho chị thêm nghị lực để vượt lên.

"Tôi phải tự trang bị cho mình kiến thức bằng cách học trên sách báo và chắp nhặt những kinh nghiệm của những mô hình thành công từ trồng nhà kính, nhà lưới để áp dụng cho mô hình của mình”, chị Nhung bộc bạch.

Ngay từ đầu, chị Nhung đã quy hoạch những mô hình khác nhau. Mô hình đầu tiên triển khai là nhà màng trồng các loại dưa lưới, dưa chuột baby. Trên diện tích 800m2, chị trồng 1.200 gốc cây dưa lưới và hơn 300 gốc cây dưa chuột baby. Khu trong nhà màng với diện tích 2.000m2 được áp dụng trồng thủy canh dưa chuột, mướp đắng, ớt, cà chua, bí đỏ ngồi, bí đao, rau dền...

Chị Mai Thị Nhung kiểm tra sự phát triển của cây dưa lưới trong nhà màng. Ảnh: Tâm Phùng.

Chị Mai Thị Nhung kiểm tra sự phát triển của cây dưa lưới trong nhà màng. Ảnh: Tâm Phùng.

“Hiện gia đình tôi đang mở rộng diện tích để xây dựng thêm một nhà màng khác và trồng các loại cây cho hiệu quả cao, an toàn. Qua đó, nâng diện tích rau trồng trong nhà màng lên trên 1.600m2”, chị Nhung cho biết.

Theo chị Nhung, quy trình chăm bón cây trồng trong nhà màng đều sử dụng công nghệ như tưới tự động, quạt điều hòa không khí, sử dụng các loại phân bón hữu cơ theo tiêu chuẩn kỹ thuật. “Quá trình sản xuất, chúng tôi không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật mà chỉ dùng các biện pháp bẫy côn trùng hoặc sử dụng chế phẩm sinh học để bảo bảo an toàn cho mọi người”, chị Nhung cho hay.

Cũng theo chị Nhung, trồng dưa lưới trong nhà màng sẽ giúp cây trồng phát triển tốt hơn, giúp che mưa và ngăn côn trùng xâm nhập. Trái dưa lưới được đảm bảo an toàn vì không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. “Tuy nhiên, việc trồng dưa lưới trong nhà màng cũng có những khó khăn nhất định. Đó là vốn đầu tư tương đối lớn, việc phát triển mô hình trồng dưa lưới đòi hỏi công chăm sóc tỉ mỉ, người trồng phải biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất mới có thể thành công”, chị Nhung bộc bạch...

Khu dưa lưới có trái cung cấp cho thị trường vào dịp Tết Giáp Thìn 2024 . Ảnh: Tâm Phùng.

Khu dưa lưới có trái cung cấp cho thị trường vào dịp Tết Giáp Thìn 2024 . Ảnh: Tâm Phùng.

Hiện khu nhà màng của gia đình chị Nhung đang tập trung chăm bón rau xanh các loại để kịp phục vụ bà con trong dịp Tết Nguyên đán sắp đến.

Chị Nhung cũng cho biết đang xây dựng khu du lịch sinh thái nông nghiệp công nghệ cao tổng hợp tại phường Quảng Phúc (thị xã Ba Đồn). Mục tiêu dự án là hình thành mô hình công nghệ cao, xây dựng nhà lưới sản xuất rau, quả an toàn VietGAP.

“Bước đầu tôi sẽ bán ra thị trường cho người dân trên địa bàn và khuyến khích mọi người xuống trực tiếp tại vườn để hái và lựa chọn sản phẩm theo sở thích nhằm giới thiệu, quảng bá thương hiệu của mô hình. Tôi cũng mong muốn người tiêu dùng được mua sản phẩm với giá tốt nhất và trực tiếp tham quan mô hình sản xuất sạch của gia đình chứ không muốn bán buôn”, chị Nhung tâm sự.

Đến nay, những lứa rau, dưa đầu tiên của chị Nhung đã cho thu hoạch, đạt hiệu quả cao. “Từ lúc triển khai đến này đã cho thu hoạch 3 vụ rau. Chúng tôi cũng đã tạo công ăn việc làm cho 7 lao động trên địa bàn. Dù mức thu nhập hàng tháng của lao động chỉ mới 4 triệu đồng, chưa cao, nhưng chắc chắn qua mỗi vụ rau thu nhập của mọi người sẽ tăng lên”, chị Nhung tin tưởng.

Tâm Phùng

Trồng ổi hữu cơ, thu nhập gấp 10 lần lúa

Trồng ổi hữu cơ, thu nhập gấp 10 lần lúa

HÀ TĨNH Những vườn ổi đạt tiêu chuẩn hữu cơ, VietGAP, đạt chuẩn OCOP cho thu nhập gấp hàng chục lần so với trồng lúa, sản xuất đến đâu thương lái mua tại vườn đến đó.

Vợ chồng Việt kiều cho cây 'uống' sữa, 'ăn' mật mía

Vợ chồng Việt kiều cho cây 'uống' sữa, 'ăn' mật mía

THANH HÓA 'Làm nông mà cứ tính toán thiệt hơn từng đồng thì khó đi đến đích. Làm nông dù vất vả nhưng tôi thấy vui, thấy có ích cho cộng đồng', chị Hoan nói.

Sử dụng hoàn toàn chế phẩm sinh học sản xuất lúa, giảm 15% chi phí

Sử dụng hoàn toàn chế phẩm sinh học sản xuất lúa, giảm 15% chi phí

CẦN THƠ Mô hình sử dụng 100% chế phẩm sinh học trong sản xuất lúa tại Cần Thơ giúp giảm phân bón, không cần phun thuốc bảo vệ thực vật, chi phí giảm 10 - 15%.

Nông nghiệp Đà Nẵng chuyển mình sang hướng hữu cơ

Nông nghiệp Đà Nẵng chuyển mình sang hướng hữu cơ

Đà Nẵng sẽ hình thành 4 vùng sản xuất hữu cơ tập trung, đồng thời xây dựng chuỗi liên kết sản xuất – chế biến – tiêu thụ sản phẩm.

Lạc lối giữa nông trại cam trù phú xứ Thanh

Lạc lối giữa nông trại cam trù phú xứ Thanh

THANH HÓA 'Tôi làm trang trại để cho tâm mình thanh thản và vì đam mê. Nhiều hôm không cần ăn cơm, chỉ cần ngồi ngắm vườn cam là no bụng rồi', anh Chung nói vui.

Sản Việt Farm - điểm sáng nông nghiệp hữu cơ tuần hoàn kết hợp du lịch

Sản Việt Farm - điểm sáng nông nghiệp hữu cơ tuần hoàn kết hợp du lịch

KHÁNH HÒA Sản Việt Farm là trang trại nông nghiệp hữu cơ tuần hoàn kết hợp với du lịch nông nghiệp và lồng ghép văn hóa bản địa.

Chuyển động nông nghiệp hữu cơ vùng tây Gia Lai: Lan tỏa ở vùng biên

Chuyển động nông nghiệp hữu cơ vùng tây Gia Lai: Lan tỏa ở vùng biên

Hướng đến nền nông nghiệp hữu cơ đang là quyết tâm cao của ngành nông nghiệp, chính quyền địa phương cũng như nông dân, doanh nghiệp ở các xã phía tây tỉnh Gia Lai.

Xem Thêm